Cuộc khảo sát được thực hiện ở 1.000 người về vai trò liên quan giữa phương tiện truyền thông xã hội và mối quan hệ tình cảm của các cặp đôi đã phát hiện ra rằng, khoảng 47% số người được hỏi đã chia sẻ mật khẩu của họ với một nửa còn lại của mình.
Skyler Acevedo, người đại diện của Comparitech, cho biết: "Ngày nay, khi cuộc sống của chúng ta đang liên quan rất nhiều tới các hoạt động trực tuyến, từ việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để chia sẻ ngân hàng dữ liệu tới việc đăng tải những video trực tiếp, việc chia sẻ mật khẩu có nghĩa là chúng ta đã đặt rất nhiều niềm tin vào người khác. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, nếu bạn lạm dụng lòng tin chia sẻ mật khẩu rất dễ dẫn đến những hệ lụy lâu dài khác, không chỉ trong các vấn đề về mối quan hệ”.
Tuy nhiên, không ít người đã lợi dụng sự minh bạch trực tuyến của đối tác. Hơn một nửa số người tham gia khảo sát cho biết, họ đã đọc các tin nhắn mà không có sự đồng ý của đối tác. Và thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, khoảng 16% trong số họ đã phát hiện ra mình bị lừa dối. Thậm chí, do ảnh hưởng từ những thông tin bất cẩn trực tuyến, 12% các cặp vợ chồng đã chia tay.
Vào tháng 5 vừa qua, một nghiên cứu cho thấy, hành vi “gian dối” trên phương tiện truyền thông xã hội có thể được xem là sự không chung thủy hoặc là một biểu hiện dẫn đến sự không chung thủy. Các hành vi đó có thể là thích một bức ảnh sexy trên Instagram của một người quen hoặc truy cập vào trang cá nhân của người lạ.
Theo H.K
Tiền Phong